Tham gia Chương trình đào tạo phương pháp giám sát rác trôi nổi trên biển và vi nhựa tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Môi trường Nhật Bản và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam về rác thải nhựa đại dương, “Chương trình đào tạo phương pháp giám sát rác thải nổi trên biển và vi nhựa” đã được thực hiện nhằm cung cấp những kỹ năng cần thiết trong giám sát rác biển cho các cán bộ, viên chức, các nhà nghiên cứu của Việt Nam.

Thành viên đoàn khảo sát cùng tham gia trên tàu Shinyo Maru

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã cử 03 cán bộ tham gia đào tạo trong đó có 02 nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, TS. Phạm Văn Hiếu và ThS. Mai Kiên Định, tham gia chuyến tập huấn này. Chương trình được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 12 tháng 9 năm 2019.

Nhật Bản một quần đảo núi lửa thuộc vùng Đông Á trên biển Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Với khoảng 6800 hòn đảo chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền. Diện tích Nhật Bản khoảng 377.972,75 km2, dân số vào khoảng 126 triệu người, GDP ước đạt 4.841 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 38.281 USD/người/năm (2017).

 

Một góc Saitama từ trên cao


Tòa tháp Tower tại thành phố Shimonoseki (下関市, Shimonoseki-shi)

Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Trong những năm gần đây, Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc tế về biển và đại dương với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Khai mạc Chương trình đào tạo tại TUMSAT

Nội dung chương trình đào tạo bao gồm (1) điều tra, khảo sát rác thải nổi và thu mẫu vi nhựa trên biển bằng tàu Shinyo Maru của trường Đại học Tokyo University of Marine Science and Technology; (2) phân tích thành phần vi nhựa trong phòng thí nghiệm Omiya Center for Environmental Analysis của Công ty Sanyo Techno Marine Inc; (3) báo cáo kết quả đạt được và tham gia hội thảo tại Công ty IC Net Limited.

Việc tham gia đào tạo nhằm nâng cao năng lực, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức cho các nghiên cứu viên của Viện đồng thời là cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực rác thải nhựa đại dương với Nhật Bản cũng như một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Một số hình ảnh khảo sát rác nổi
 
 
Chuẩn bị khảo sát rác nổi
 
Bảng kê rác nổi
 
Một số hình ảnh khảo sát, thu mẫu vi nhựa

 
Thả lưới Nuston từ tầu 
 
Kéo lưới Neuston thu mẫu vi nhựa trên biển
Rửa, thu lưới Neuston

Thu mẫu vi nhựa bằng lưới Hand net
Mẫu vi nhựa được cố định bằng formalin

Mẫu vi nhựa sau khi được cố định, bảo quản bằng formalin
 

Một s hình ảnh điều tra rác thải đáy biển bằng lưới kéo đáy

Chuẩn bị thả lưới kéo đáy

Cẩu lưới lên tàu


Thu mẫu từ lưới kéo đáy

PGS. Uchida giảng bài trên tàu 

Thống kê, xử lý số liệu trên tàu

 

Một số hình ảnh phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm


Dụng cụ và hóa chất chuẩn bị phân loại mẫu vi nhựa

Tiến hành phân loại mẫu vi nhựa

Kính hiển vi dùng phân tích vi nhựa

Thiết bị quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier (Fourier Transformation - InfraRed)

Mai Kiên Định

  • 9/23/2019 4:59:28 PM